Logo

Vẻ đẹp bí ẩn và hút hồn Á Đông trong thiết kế nội thất

Khi bạn nghĩ về nghệ thuật trang trí nhà cửa ở Châu Á nói chung và Á Đông nói riêng, bạn có thể sẽ tưởng tượng ngay đến mô típ quen thuộc như: một căn nhà tràn đầy yếu tố thiên nhiên, những bộ bàn ghế ngả màu nâu trầm cũ kỹ, những chiếc đèn lồng màu đỏ đung đưa, tiếng nước róc rách của bể hòn non bộ nơi có những chú cá Koy bơi lượn tung tăng và ngoài vườn thấp thoáng bóng những cây trúc, hay hoa Anh Đào. Đúng như vậy!

Bởi vì phong cách Á Đông chịu rất nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau trong khu vực, đặc biệt là hai nước: Nhật Bản và Trung Hoa. Hai nền văn hóa này đều có nền kiến trúc mang đậm dấu ấn rất riêng. Chính vì vậy, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra phong cách Á Đông giữa vô vàn các trường phái kiến trúc khác.

Nếu bạn muốn sở hữu một căn nhà mang đậm lối kiến trúc Á Đông, hãy lưu ý một số yếu tố dưới đây nhé:

 

Chọn nội thất đơn giản mà vẫn đẹp “hút hồn”

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn ảnh: Pinterest

Đồ nội thất Á Đông thường là những kiểu dáng tối giản, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy sự tinh tế và toát lên được “cái hồn” từ chính sự mộc mạc của nó. Các món đồ như như bàn, ghế, tủ, giường thường được sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên, màu đậm phủ bóng, đôi khi là những tone màu gỗ nguyên thủy để vân trần, chỉ có lớp vecni và không sơn phủ. Những chiếc tay nắm tủ được gắn những chi tiết trang trí nhỏ bằng đồng hay lưng ghế tựa được trạm khắc thủ công những hoạ tiết chủ đề về tài lộc. Những chi tiết này thường thấy ở đồ nội thất mang phong cách đời nhà Ming (hay còn gọi là Minh style).

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn ảnh: Pinterest

Hoặc một phong cách khác đó là đồ nội thất sơn mài phủ bóng với những họa tiết hoa văn được làm thủ công. Những vị trí khác như các bức tường cũng thường được sử dụng những loại giấy dán có hoa văn nhã nhặn, in chìm, tông màu trung tính để làm nổi bật tông màu nội thất màu đậm của bàn ghế, tủ, giường.

Nguồn ảnh: Pinterest

Một lưu ý là nên chọn bàn trà thấp. Người theo trường phái Á Đông thường thích ngồi bệt thưởng trà trên những chiếc nệm được thả xuống sàn nhà bên chiếc bàn trà thấp để có thể chậm rãi thưởng trà, đàm đạo.

Cách phối màu sắc

Màu sắc trong phong cách Á Đông thường nghiêng về các tông trầm như nâu, vàng đất, cam đất, xanh rêu… hay có thể gọi là màu của thời gian, màu của thiên nhiên. Hoặc nếu tông sáng thường là các tông màu trung tính như kem, be. Có thể nhận thấy màu sắc trong thiết kế Á Đông như thể chính là màu của thiên nhiên. Cũng đúng như văn hóa và đặc tính của người Á Đông, đặc biệt là người Nhật, sống thanh bình, tĩnh lặng, gần gũi với thiên nhiên.

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn ảnh: Pinterest

Bên cạnh đó, kết hợp với đặc tính tập quán và văn hóa của người Trung Hoa lại ưa các màu sắc rực rỡ như vàng, đỏ. Nên có thể thấy rõ trong các ngôi nhà mang phong cách Á Đông thường có những điểm nhấn như màu đỏ, màu cam trầm ấm trong không gian sống.

Nguồn ảnh: Pinterest

Nói riêng về màu đỏ, đó là màu ưa thích của toàn bộ khu vực Đông Á, chứ không riêng gì Trung Hoa. Người Á Đông quan niệm rằng màu đỏ là màu may mắn nhất. Vì vậy trong đa số các căn nhà mang hơi hướng Á Đông đều có những mảng nhấn màu đỏ trên một số bức vách trang trí hoặc được thể hiện trên đồ nội thất hoặc các phụ kiện trang trí như: thảm, ga bọc ghế, cánh tủ, đèn treo, đồ trang trí bằng sơn mài…

Nguồn ảnh: Pinterest

Sử dụng vật liệu từ thiên nhiên

Lối sống của người phương Đông có xu hướng thích gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy trong kiến trúc thường sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên như: gỗ, đá, sỏi, tre, gốm, sứ… Những vật liệu này mang lại cho gia chủ cảm giác an nhiên, thanh tịnh, một môi trường sống cân bằng và bình an.

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn ảnh: Pinterest

Đồ trang trí

Bình phong, tượng, các tác phẩm điêu khắc, phù điêu, tranh thêu, tranh sơn mài và các loại bình gốm sứ là những món đồ trang trí được yêu thích đối với những người theo trường phái Á Đông. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc thường là các tác phẩm nghệ thuật theo trường phái trừu tượng hoặc tượng Phật, bên cạnh đó là các bức tượng mang ý nghĩa phong thủy như: tượng quan Công, Đạt Ma sư tổ, Di lặc, Tam Đa, cá chép hóa rồng, cóc thiềm thừ, Kỳ Lân, Tỳ hưu… trên mọi chất liệu như đá, gỗ…

Tranh thêu, tranh sơn mài, tranh giấy dó cũng được sử dụng nhiều trong trường phái Á Đông. Nội dung các bức tranh mang nhiều ý nghĩa phong thủy như: hoa Điểu, hoa Mẫu đơn, Tùng Cúc Trúc Mai, đôi gà trống, chim Công, chim Phụng, cá chép Koi, hoa Sen…

Nguồn ảnh: Pinterest

Phong thủy cũng là yếu tố không thể thiếu

Để hướng tới một cuộc sống bình an, sức khỏe, tài lộc, thịnh vượng thì người Á Đông rất quan tâm đến yếu tố phong thủy trong bài trí nhà cửa. Ngày nay phong thủy được công nhận là một môn khoa học ứng dụng. Phong thủy là một bộ môn khoa học siêu hình có phương pháp rõ ràng dựa trên nguyên lý Âm dương, Ngũ hành, và việc sử dụng phương hướng để tác động lên các khí có trong tự nhiên. Trong Phong thủy chỉ có môi trường, không có Phật hay Chúa hay Thần thánh. Bộ môn khoa học này có cơ sở để đảm bảo rằng nhà cửa, văn phòng, nơi làm việc, và môi trường sống nói chung sẽ làm thuận lợi cho những mục tiêu và nỗ lực của con người. Phong thủy được vận dụng trong bài trí nhà cửa, cách bố trí đồ nội thất để tạo ra được năng lượng tích cực nhất cho môi trường sống của gia chủ.

Nguồn ảnh: Pinterest

Phải nói rằng, phong cách nội thất Á Đông thực sự mang đậm dấu ấn khác biệt và không thể bị nhầm lẫn với bất kỳ các trường phái kiến trúc nào ở trên thế giới.

 

Lược dịch và biên soạn:

39 interior design

 

Bạn muốn Nhà Đẹp với chi phí hợp lý? Hãy liên hệ ngay với 39 INTERIOR DESIGN để được tư vấn - Hotline: 0855431215

Chia sẻ:

Hotline