Thật thú vị khi biết rằng từ “Vintage” được ra đời từ nơi sản xuất rượu vang, nơi mà chỉ có những ngôn từ ưu ái như “rượu chất lượng cao nhất”, “rượu có hạn sử dụng lâu dài” “rượu vang càng để lâu càng ngon”.
Lịch sử ra đời của phong cách Vintage (Hoài cổ)
Thật thú vị khi biết rằng từ “Vintage” được ra đời từ nơi sản xuất rượu vang, nơi mà chỉ có những ngôn từ ưu ái như “rượu chất lượng cao nhất”, “rượu có hạn sử dụng lâu dài” “rượu vang càng để lâu càng ngon”.
Phong cách này được áp dụng đầu tiên trong nghệ thuật, âm nhạc và thời trang và sau đó là lĩnh vực thiết kế nội thất. Phong cách Vintage bước vào ngành thời trang những năm 90 của thế kỷ XX và ngay lập tức chiếm được cảm tình tại Mỹ và phần lớn các nước Châu Âu. Nét quyến rũ của nó nằm ở sự ấm cúng, thanh lịch, lãng mạn, hoài cổ.
Nguồn: Pinterest
Bản chất của phong cách này là tái hiện lại những thứ nguyên bản của những năm về trước, phản ánh xu hướng của thời kỳ đó. Phong cách nội thất Hoài cổ đã chứng minh được sự quyến rũ của các món đồ cũ kỷ nguyên trước, tạo ra một bầu không khí ấm cúng khi kết hợp một cách duyên dáng những món đồ cũ với phong cách nội thất hiện đại. Và người ta tin rằng những món đồ cũ trong Vintage là những món đồ có tuổi đời không nhỏ hơn 30 năm và không quá 60 năm. Nét duyên dáng kín đáo trong phong cách này là sự kết hợp giữa Vintage với phong cách Provence (nông thôn Pháp): đồ nội thất cổ, gam màu phấn nhẹ nhàng, vật liệu tự nhiên…
Phong cách kể chuyện
Mỗi ngôi nhà mang hơi hướng Vintage đều cho ta cảm nhận như đang đọc một câu chuyện. Mỗi căn phòng là một câu chuyện nhỏ. Sự hoài cổ mà phong cách này mang lại còn được gọi là sự lãng mạn, mềm mại, yêu thương. Cảm giác dòng chảy của thời gian như đang ngưng tụ lại và hiện hữu ở thực tại. Cảm giác như được thừa hưởng từ đời ông bà chúng ta – những món đồ chúng ta sẽ bỏ đi mà giữ lại như những di sản.
Nguồn: Pinterest
Từ đồ nội thất cho đến những đồ vật trang trí, mỗi vị trí cho đến từng góc nhỏ trong căn phòng thường theo một chủ đề hoặc một câu chuyện của riêng nó. Chiếc bàn màu xanh pastel tróc sơn, hay chiếc ghế chân sắt nguyên bản không được sơn tĩnh điện… như có cảm giác đồ cũ từ thế hệ trước để lại. Trên các bức tường, trên bàn luôn luôn có những khung tranh nhỏ mà trong đó là hình ảnh của gia đình bạn, là chân dung của những người bạn yêu thương. Tình yêu trọn vẹn, những kỷ niệm, sự hoài cổ… được bao trùm lên không gian sống, những món đồ nội thất, những món đồ trang trí. Tất cả mang đến những cảm giác hoài niệm về những gì đã cũ và trân trọng nó với tình yêu và sự lãng mạn.
Nguồn: Pinterest
Màu sắc nhã nhặn, dễ thương
Màu sắc trọng điểm gốm các màu chính như: be, cát, xám, kem. Một số sắc thái khác thuộc gam màu pastel như màu hồng phấn, xanh nhạt, tím nhạt sẽ vô cùng thích hợp trong phong cách Vintage. Trường phái Hoài cổ rất khuyến khích những gam màu đơn sắc, sáng, mang tính chất cao quý và yên tĩnh.
Nguồn: Pinterest
Vật liệu tự nhiên
Gỗ, giả gỗ, sắt, các chất liệu vải, đôi khi là đá… là những vật liệu nội thất thường gặp nhất trong phong cách Vintage. Những chiếc bàn gỗ được sơn gam màu pastel nhẹ nhàng, bề mặt được mài mòn, đâu đó là những vết nứt tạo nên vẻ đẹp sống động là nét đặc trưng cho các đồ vật trong phong cách Hoài cổ.
Nguồn: Pinterest
Sắt cũng là vật liệu dùng cho nội thất khá phổ biến trong phong cách Vintage. Từ lưng ghế, chân ghế, chân bàn, khung gương… được cách điệu nghệ thuật với chi tiết hoa văn duyên dáng mang hơi hướng lãng mạn hoặc là những đường nét mạnh mẽ, khỏe khắn, thô mộc và nguyên sơ mang hướng công nghiệp. Về màu sắc cũng được sơn đủ màu và tạo hiệu ứng trầy xước để phù hợp với từng phong cách của không gian sống.
Nguồn: Pinterest
Đồ nội thất nhuộm màu thời gian
Nội thất theo phong cách Vintage là đồ nội thất đi liền với lịch sử. Nó là đỗ cũ thực sự hoặc mô phỏng và phải đáp ứng một số tiêu chí:
- Kết cấu vững chắc, không phải chỉ cần vài mài mảnh gỗ để là có thể hoàn thành được.
- Các vết xước, trầy xước, vết nứt để thể hiện sự cũ kỹ.
- Phụ kiện bằng đồng, thường thấy trên các bộ rèm, đồ chạm khắc bằng gỗ, hoặc phụ kiện khác.
- Tủ quần áo, bàn cạnh giường ngủ và bàn trang điểm hay cabinet với nhiều ngăn kéo và tay cầm chạm khắc hoa văn.
- Bàn ăn, bàn café, ghế tựa và ghế sofa với khung gỗ và chân chạm khắc được tiện tròn.
Nguồn: Pinterest
Dùng hàng dệt may cho vải trang trí
Rèm theo phong cách cổ điển thường dài, nhiều đường riềm, tua trông rất duyên dáng. Họa tiết thường là hoa hoặc màu đơn sắc gam pastel. Khăn trải bàn thường được làm từ ren trang trí để tạo cảm giác cổ kính. Vải bọc ghế sofa, ghế tựa, thường được may bằng vải nỉ có hoa văn nhã nhặn. Với gối và thảm cũng vậy.
Nguồn: Pinterest
Nguồn: Pinterest
Đồ decor cổ xưa, sinh động
Có thể dùng giấy dán tường với hoa văn nhã nhặn, ốp gỗ sơn theo từng lát dài rồi sơn trắng. Đôi khi nhưng mảng tường nhỏ được sơn gam màu pastel nhẹ nhàng để có thể làm nổi bật những bức tranh.. Trần có thể là màu trắng (thạch cao) với độ nhám tinh tế hoặc trần gỗ có vết nứt và trầy xước. Sàn nên là gỗ và được trải thảm lớn để hòa hợp với không gian.
Nguồn: Pinterest
Các đồ cổ (hộp nhạc, đồng hồ cổ, đèn cổ và đèn chùm, nến, sách, khung tranh, tượng nhỏ) sẽ giúp căn phòng Vintage càng thêm đậm chất hoài niệm và tạo ra bầu không khí ấm cúng hơn.
Nguồn: Pinterest
Nội thất nhà bếp theo phong cách này thường trông rất ấm cúng và vui mắt; bàn ghế bằng gỗ kết hơp sắt nhiều kiểu dáng, nhiều màu khác nhau. Sàn lát gạch, đèn chùm độc đáo hay một tủ bếp đựng đồ rộng rãi với cửa kính hoặc đôi khi chỉ là những ngăn hộc không có cửa kính, bên trong có bát, đĩa, cốc chén bằng gốm hoặc nhiều đồ vật trang trí như hàng dệt may trông rất ấm cúng (bao đựng, khăn ăn) tạo cho căn bếp một không gian đầm ấm, vui vẻ và đẹp mắt.
Nguồn: Pinterest
Nguồn: Pinterest
Trang trí trong phong cách Vintage không thể không có hoa và cây xanh. Chúng có thể được trưng bày khắp mọi nơi và trong mọi chất liệu từ bình gốm, bình thủy tinh đến những chiếc bình đơn giản bằng sắt được sơn màu.
Nguồn: Pinterest
Phong cách Hoài cổ trong nội thất nhà có nghĩa là sự thoải mái, bình an, ấm cúng, lãng mạn rất thích hợp cho nhà ở. Bên cạnh đó, phong cách này cũng rất thích hợp cho cửa hàng theo chủ đề Vintage (đồ nội thất, quần áo, phụ kiện) hoặc quán cafe.
Lược dịch và biên soạn:
39 interior design