Logo

Phong cách nội thất công nghiệp (Industrial style) - Khắc họa rõ nét cá tính của chủ nhân

Xu hướng thiết kế nội thất Công nghiệp (Industrial style) hay Công xưởng (Loft style) trở nên phổ biến vào cuối những năm 2000 và vẫn phổ biến trong những năm 2010 cho đến nay.

 

Trước khi cuộc cải cách công nghiệp lần 2 kết thúc, ngành công nghiệp bắt đầu dịch chuyển theo xu hướng toàn cầu hóa. Các nhà máy tại Tây Âu đóng cửa và chuyển xưởng sản xuất tới các nước thứ ba do chi phí nhân công thấp. Do đó, những tòa nhà này bị bỏ hoang. Từ đó, ý tưởng nảy sinh chuyển đổi những tòa nhà này thành khu dân cư được hình thành trong khi diện tích trong thành phố ngày càng trở nên khan hiếm. Giải pháp chuyển đổi các khu công nghiệp quanh thành phố thành khu dân cư được hình thành từ đó.

Nguồn: Pinterest

Đặc trưng của trào lưu này phải kể đến các thành phần như: gỗ phong hóa, hệ thống xây dựng được lộ ra ngoài, gạch thô, các thiết bị chiếu sáng công nghiệp và bê tông. Bạn hãy tưởng tượng đến một nhà kho, nơi có sàn gỗ bị bào mòn, tường lộ gạch hoặc chỉ là bề mặt bê tông và các thanh kim loại, các thanh dầm, đường ống dẫn được lộ ra từ trần nhà. Và bây giờ, bạn hãy thử nghĩ đến việc chuyển đổi nó thành một văn phòng, hoặc một ngôi nhà. Điều đó có nghĩa là bạn đang theo đuổi phong cách Công nghiệp hiện đại (Modern Industrial design).

Nguồn: Pinterest

Bạn hãy giữ nguyên các chi tiết đặc trưng của một công xưởng và phát triển nó, bạn sẽ thấy chúng đem lại giá trị về thẩm mỹ rất cao. Sự thu hút nằm ở chính những điểm chưa hoàn hảo, nội thất chưa hoàn thiện và vẫn còn thô mộc. Hãy kết hợp khéo léo nội thất công nghiệp vào căn hộ chung cư của bạn. Bạn sẽ thấy thật tuyệt vời khi kết hợp phong cách thiết kế hiện đại với các vật liệu lâu đời. Phong cách nội thất công nghiệp hiện đại độc đáo ở chỗ giả làm cho vật liệu trông như cũ và đồ đạc nhìn như mới.

Nguồn: Pinterest

Xu hướng thiết kế công nghiệp ngày nay trở nên phổ biến với các mô hình thiết kế kiểu công xưởng, với cầu thang bằng kim loại, sàn nhà bằng gỗ thô mộc. Các kiến trúc sư cũng bắt đầu áp dụng nhiều cho nhà bếp, có lẽ lấy cảm hứng từ các cửa hàng cà phê sử dụng bàn quầy bar làm bằng gỗ, ghế quầy bar làm bằng thép, và các thiết bị chiếu sáng có kiểu dáng công nghiệp vừa cá tính lại vừa thanh lịch.

Nguồn: Pinterest

Chi tiết đơn giản và tối thiểu

Một trong những lý do tại sao xu hướng thiết kế công nghiệp là một trong những xu hướng “hot” nhất hiện nay đó là vì tính độc đáo của nó, sự thô mộc tưởng giản đơn nhưng đầy ngụ ý.

Nguồn: Pinterest

Kiểu dáng công nghiệp đòi hỏi ít đồ nội thất và dành nhiều diện tích cho sàn nhà. Các yếu tố trong thiết kế công nghiệp thường gồm đồ đạc cũng như các mảng miếng rất mạnh mẽ và thường là sẫm màu. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng nó. Chỉ cần làm nổi bật một số trung tâm trong căn hộ, ví dụ như một chiếc xe đạp cổ gắn lên bức tường lộ gạch, những chiếc ghế đẩu bằng thép được bố trí xung quanh quầy bar hay bàn bếp...

 

Pha trộn yếu tố thiết kế hiện đại  

Các yếu tố thiết kế công nghiệp trông sẽ tuyệt vời hơn khi cân bằng với đồ đạc hiện đại.

Nguồn: Pinterest

Ví dụ: trong căn bếp của bạn, hãy sử dụng chất lượng kim loại sáng bóng của các thiết bị bếp để tạo ra một sự tương phản thú vị với các chất liệu mộc mạc xung quanh nó. Đèn thả bàn ăn có thể sử dụng bóng đèn kiểu Edison. Tủ bếp có thể dùng tay nắm làm từ đồng thau. Hãy mạnh dạn thiết kế Đảo (tức quầy chế biến thức ăn) từ gỗ tự nhiên nguyên tấm để đem lại cảm giác trông giống như nó vừa được cắt ra khỏi một thân cây rất to.

Nguồn: Pinterest

Nguồn: Pinterest

Một chiếc ghế dài màu trắng theo phong cách hiện đại tương phản với một bức tường lộ gạch mộc mạc là một ý tưởng hay trong phòng khách của bạn. Các thiết bị chiếu sáng như đèn hắt thì nên được làm từ thép, đồng hoặc niken.

 

Tìm kiếm vật liệu đơn giản mà độc đáo

Theo đuổi phong cách công nghiệp bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm các loại vật liệu. Bởi không phải lúc nào chúng cũng có sẵn tại các showroom đồ nội thất hiện đại hay các trung tâm thương mại về nội thất.

Nguồn: Pinterest

Kim loại chắc chắn là một vật liệu cần thiết trong phong cách này. Bạn nên chọn kim loại như thép, inox, niken, đồng và tất cả được làm mờ.

 

Màu sắc trong phong cách công nghiệp

Màu trắng, xám, navy, đen và gỗ nâu sậm là những màu được dùng phổ biến của của xu hướng thiết kế này. Nếu bạn có chút lo lắng rằng căn hộ của bạn có thể trông hơi buồn và nhàm chán thì bạn có thể thay đổi các sắc thái màu sắc ấm hơn. Nhưng hãy cẩn thận, đừng lạm dụng chúng. Trước hết, bạn hãy bắt đầu với các màu trung tính.

Nguồn: Pinterest

Khi nói đến việc mang hơi hướng thiết kế công nghiệp vào trong căn hộ của bạn có nghĩa là nói đến sự thô sơ, là quay trở lại những điều cơ bản, và gọt bỏ đi những thứ rườm rà, xa hoa mà chỉ chắt lọc lại những gì thuần túy và chức năng nhất của phong cách công xưởng đầu thế kỷ 20. Trái ngược với các phong cách thiết kế sang trọng khác là luôn luôn tìm cách che đi những khuyết điểm thô mộc và nguyên thủy thì xu hướng Công nghiệp lại hoan nghênh điều đó.

Nguồn: Pinterest

Một chiếc đồng hồ treo tường cũ của bà ngoại của bạn, một chiếc sofa bọc da cũ của bố mẹ bạn, một chiếc đèn thép cũ và một chiếc giường có khung bằng kim loại sẽ vô cùng lý tưởng trong không gian công nghiệp của bạn. Một căn nhà với thiết kế nội thất Công nghiệp sẽ phù hợp với những chủ nhân có cách sống đơn giản và thuần túy.

Nguồn: Pinterest

Ngày nay, do được giới trẻ yêu thích, xu hướng Công nghiệp được áp dụng rất nhiều trong các thiết kế nội thất cho quán café, cửa hàng thời trang, rạp chiếu phim…

 

Lược dịch và biên soạn:

39 interior design

 

Bạn muốn Nhà Đẹp với chi phí hợp lý? Hãy liên hệ ngay với 39 INTERIOR DESIGN để được tư vấn - Hotline: 0855431215

Chia sẻ:

Hotline